Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Người Việt hối lộ hàng triệu USD để xin visa đi Mỹ?
Một cựu cán bộ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.Sài Gòn bị bắt với cáo buộc “nhận hàng triệu USD tiền hối lộ” từ công dân VN muốn xin visa đi Mỹ.

 



Xếp hàng chờ xin visa tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.Sài Gòn ngày 18-1-2013 - Ảnh: T.T.D.


 


Trang McClatchy, thuộc Tập đoàn McClatchy - tập đoàn báo chí lớn thứ ba ở Mỹ, ngày 23-5 đã đăng tải bài viết cho biết ông Michael T. Sestak, người từng đứng đầu bộ phận xét duyệt visa không di dân của Tổng lãnh sự quán (TLSQ) Mỹ tại TP. Sài Gòn, đang bị truy tố với tội danh lừa đảo visa và nhận hối lộ. Nhà báo của McClatchy có trong tay bản cáo trạng hình sự cho biết mạng lưới của Sestak có ở vài quốc gia và trong một số trường hợp, có người VN phải trả tới 70.000 USD để xin được visa vào Mỹ.


 


Hai năm tung hoành


 


 








Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết vào năm 2010, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.Sài Gòn cấp khoảng 100.000 visa không di dân với tỉ lệ cấp trên các đơn là khoảng 70%. Số lượng đơn xin visa vào Mỹ tăng trung bình 30%/năm.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ tại TP.Sài Gòn đã xác nhận việc ông Sestak, 42 tuổi, bắt đầu làm việc ở TLSQ Mỹ tại TP.Sài Gòn từ tháng 8-2010 và là người đứng đầu bộ phận visa không di dân và xác nhận việc ông đột ngột phải về nước vào cuối năm ngoái.


 


Theo báo McClatchy, xin visa vào Mỹ thường rất khó nhưng ông Sestak lại xét duyệt khá thoáng. Theo các nhà điều tra, từ ngày 1-5-2012 tới 6-9-2012, TLSQ Mỹ nhận được 31.386 đơn xin visa không di dân và tỉ lệ bác đơn là 35,1%. Trong giai đoạn này, ông Sestak xử lý 5.489 đơn và chỉ bác 8,2%. Thậm chí trong tháng 8-2012, ngay trước thời điểm ông Sestak phải về nước, tỉ lệ bác đơn của ông Sestak giảm chỉ còn 3,8%.


 


Ông Sestak làm việc tại TP.Sài Gòn đến tháng 9-2012 khi được điều động tái nhập ngũ vào hải quân Mỹ. Cùng thời điểm ông rời cơ quan ngoại giao thì một nguồn tin đã báo cho các nhà điều tra về vụ bê bối visa này. Tờ McClatchy nói luật sư của ông Sestak từ chối bình luận về vụ việc.


 


Theo tờ McClatchy, ông Sestak đã bị bắt ở Nam California cách đây khoảng 10 ngày với lý do “nghi phạm có nguy cơ bỏ trốn cao”. Ông bị tạm giữ, không được đóng tiền thế thân tại ngoại cho đến khi đưa về Washington DC, nơi cáo trạng hình sự được nộp hôm 6-5.


 


Trả lời Tuổi Trẻ liên quan tới vụ việc, ông Chris Hodges, tham tán văn hóa - thông tin thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, cho biết: “Việc bảo đảm tính toàn vẹn của visa Mỹ là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ hành vi phi pháp nào. Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật Mỹ để điều tra rõ các cáo buộc lừa đảo visa. Khi có đầy đủ các chứng cứ, chúng tôi sẽ truy tố và trừng phạt tất cả những người có liên quan theo pháp luật”. Ông Hodges dù vậy không trả lời về con số 70.000 USD - giá cho visa vào Mỹ mà ông Sestak bị cáo buộc đã từng cấp.


 


Lập cả đường dây


 


Theo lời khai có tuyên thệ của điều tra viên Simon Dinits, nhân viên mật vụ trong bộ phận an ninh của Bộ Ngoại giao Mỹ, những kẻ đồng lõa với Sestak đã quảng cáo giá xin visa là 50.000-70.000 USD/visa nhưng có thể giảm giá cho một số trường hợp. “Họ còn khuyến khích những người “cò mồi” nâng giá và giữ phần chênh lệch như hoa hồng” - lời khai này ghi.


 


Theo Dinits, Sestak có năm kẻ đồng lõa, gồm một “tổng giám đốc văn phòng VN của một công ty đa quốc gia” và bốn người còn lại là bạn bè và người thân. Tất cả đều sinh sống ở VN. Một người trong đường dây “tiếp cận người ở VN và ở Mỹ” và quảng cáo về chuyện có thể xin được visa. Các đồng lõa khác giúp chuẩn bị đơn xin visa, còn Sestak là người sẽ xem duyệt đơn.


 


Theo lời khai của Dinits, một nguồn tin báo cho cán bộ TLSQ Mỹ là có 50-70 người từ một làng ở VN đã trả tiền bất hợp pháp để xin visa. Các điều tra viên sau đó truy lùng đơn xin visa nộp qua mạng để xác định địa chỉ IP của những người nộp. Tiếp theo, các nhà điều tra truy lùng các khoản tiền được chuyển đi, trong đó có một khoản 150.000 USD chuyển cho người chị của Sestak ở Florida.


 


Email của các nhân vật cũng bị theo dõi. Và từ đó các nhà điều tra lưu giữ một email viết ngày 5-7-2012 của một người trong đường dây có nội dung: “Cơ hội kiểu này chỉ kéo dài trong vài tháng và sau đó mọi thứ sẽ kết thúc”.


 


Bản khai dài 28 trang của Dinits còn nêu rõ cách thức Sestak và đồng lõa chuyển tiền qua biên giới. Tiền hối lộ được chuyển ra khỏi VN thông qua những nhân vật rửa tiền và ngân hàng có trụ sở ở Trung Quốc để chuyển tới một tài khoản ở Thái Lan. “Sau đó ông ta dùng tiền để mua bất động sản ở Phuket và Bangkok bên Thái Lan” - tờ khai của Dinits cho biết.


 


Dù hồ sơ tòa đã được công khai, người phát ngôn của văn phòng luật sư chính quyền tại Washington vẫn từ chối không bình luận vụ việc cho đến khi Sestak được đưa về Washington DC. McClatchy cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng từ chối trả lời.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn (14-05-2024)
    Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan (13-05-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (13-05-2024)
    Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề (12-05-2024)
    Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài (10-05-2024)
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ: Bắt nghi phạm giết người trong tiệm Phở Việt (18-05-2013)
    Ba nhà hàng Việt Nam lọt top 101 nhà hàng ngon nhất châu Á (17-05-2013)
    Một phụ nữ Việt trúng độc đắc 14 triệu USD (06-05-2013)
    Tổng thống Mỹ vinh danh 2 phụ nữ gốc Việt (03-05-2013)
    Học sinh Việt Nam giành giải thưởng quốc tế (06-03-2013)
    Tết của sinh viên Việt tại Chonnam (14-02-2013)
    Người Việt ở Mỹ hối hả chuẩn bị Tết (08-02-2013)
    Tất niên tưng bừng của người Việt ở Mỹ (01-02-2013)
    Người Việt ở nước ngoài có nhiều bài đăng tạp chí quốc tế (27-12-2012)
    Cơm tấm, bún Huế đậm đà ở Little Saigon (13-11-2012)
    Philipp Rösler bàn về sự hội nhập của người Việt  (05-11-2012)
    Giáo sư Ngô Bảo Châu được vinh danh tại Canada (16-10-2012)
    Nhiếp ảnh gia Việt đoạt giải "Thiên tài" tại Mỹ (08-10-2012)
    Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian  (20-09-2012)
    Viện Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ (13-08-2012)
    Bộ Trưởng Lao Động Tiểu Bang Oklahoma Trao Tặng Bản Ghi Nhận Và Tri Ân Đến Báo Dân Quyền (11-08-2012)
    Bài trừ hàng Tàu trong tháng 8.2012 (04-08-2012)
    Người Mỹ gốc Việt giúp Hải-Quân Hoa-Kỳ tiêu-diệt Hoả-tiễn DF-21D của Trung Cộng (21-07-2012)
    Chợ Việt ở Mỹ vẫn đông sau vụ nổ súng  (18-07-2012)
    Kỷ niệm 20 năm thành lập báo Dân Quyền (11-07-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153139960.